XƯA NAY LÀ TẤT CẢ. TRI THỨC VÀ CUỘC ĐỜI. VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI. CÙNG HÒA CHUNG NHỊP SỐNG

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012


                     Phiên âm:
                          LÝ BẠCH MỘ(Bạch Cư Dị)
           Thái Thạch giang biên Lý Bạch phần,
           Nhiễu điền vô hạn thảo liên vân.
           Khả liên hoang lũng cùng tuyền cốt,
           Tằng hữu kinh thiên,động địa văn.
           Đản thị thi nhân đa bạc mệnh
           Tựu trung lung lạc bất quá quân.

         Dịch thơ:
                THĂM MỘ LÝ BẠCH.

   Bên bến Thái Thạch linh thiêng,
   Nấm mồ Lý Bạch còn vương vấn lòng,
   Đồng hoang hưu quạnh mênh mông,
   Xa xa chỉ thấy cỏ lồng chân mây.
   Gò hoang suối cạn nơi đây,
   Nắm xương còn lại xót cay lòng người.
   Bao phen dậy đất long trời,
   Văn chương Lý Bạch muôn đời khắc sâu.
   Nhà thơ vận bạc có câu,
   Lẽ đời là vậy biết đâu hỡi trời.
   Thơ ông đanh thép một thời,
   Không hề lùi bước mặc lời dèm pha.
Hddt4-5-2012

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

MẤY LỜI NHẮN NHỦ


(Cảm tác bài “Còn May”của Tú)

Trên đường rất lắm loại Hon Da,
Tốt nhất Bà nên chỉ ở nhà,
Mọi thứ Ông nhà lo hết mực,
Phần bà “Nối dõi”nghiệp cha ông.
                    
                 Huudoan 20-6-12

NHỚ BẠN TRI ÂN


(Họa bài “Nhớ bạn Tri Ân”của thày Tuân)

Khi nào tắc mạng thiếu “đồ chơi”
Đem “Của”nhà ra chẳng tốn lời !
Vẫn cứ đủ “Trò”hầu “Mẹ đĩ”,
Thân còm nhấp nhổm mỗi “phần đuôi”.
               
                  Huudoan 20-6-12

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

DÒNG SÔNG TUỔI THƠ


                            DÒNG DÔNG TUỔI THƠ

   Phía đông-nam làng tôi –cái làng Đoàn Xá-làng tề thời Pháp thuộc là một con sông xanh mát rượi,uốn khúc quanh co,quanh năm cung cấp nước và bồi đắp phù sa màu mỡ cho cánh đồng làng tôi.Con sông ôm gọn một quả đồi trong lòng mà dân làng tôi vẫn gọi là núi Ngo cũng vì vậy mà con sông này được gọi là sông Ngo,cảnh quan sơn thủy hữu tình.Sông Ngo bắt nguồn từ sông Kinh Thầy(Một nhánh của sông Kinh Thầy),danh giới giữa Đông Triều Và Kim Môn chạy quanh phía Đông Nam làng tôi đến Cầu Đất(trên đường 18) sang bên kia là xã Tràng An,Đông Triều, chiều dài khoảng 4 km.
           Thời Pháp thuộc chưa có đê điều,nước Thủy triều lên to mặn chát.Khu bãi sông làng tôi chỉ cấy được 1 vụ mùa ,còn vụ chiêm thì bỏ cỏ.Sau hòa bình 1954 dân làng tôi mới đắp đập chặn không cho nước biển tràn vào từ đó mới cấy được hai vụ lúa một năm,Ngày xưa sông rộng lắm,những đoạn cong nước thủy triều lên,chảy mạnh xoáy thành lựng, cuộn tròn,người lớn cũng không dám bơi qua.Thuyền bè từ các nơi xuôi ngược tấp nập về đến tận Cầu Đất buôn bán,mua tre gỗ và các lâm sản khác mang về Hải Dương,Hải Phòng,Thái bình…
          Sông Ngo cung cấp nước cho cánh đồng làng tôi,lúa ngô khoai quanh năm xanh tốt.Sông phủ dầy phù sa cho những cánh đồng hai bên bờ,phì nhiêu màu mỡ.Sông cung cấp thực phẩm chính và duy nhất cho nhân dân làng tôi như:Tôm,Cá,Trai,Ốc,Hến.Đặc biệt vào tháng 9 và tháng 10(Âm lịch) “Tháng 9 đôi mươi,tháng 10 mồng năm”,là mùa rươi đến(Bây giờ là đặc sản quý hiếm đối với các đại gia bắt đầu biết ăn chơi!) Bây giờ con sông chỉ còn là con mương nhỏ người ta có thể sắn quần lội qua dễ dàng, oằn oại chạy quanh làng với nguồn nước ô nhiễm do lấn dòng để chăn nuôi,vứt bỏ rác thải…
         Con sông quê với rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ.Tuổi thơ của tôi gắn liền với Sông Ngo,tôi đã lớn lên từ dòng nước mát lành mà sông Ngo đã cần mẫn mang lại.
…Nhà nghèo,còn nhỏ nhà lại không có trâu,thấy các bạn các anh nhà có trâu chăn trâu trên núi,trên bãi sông,chiều chiều tắm mát trên con sông quê,tôi rất thèm khát mà không sao thực hiện được.Có khi tôi đi theo cả ngày để được tắm sông,được đánh trận giả trên núi,…khi đàn trâu vẫn ngoan ngoãn ăn trên bãi sông.
       Thế rồi may sao mẹ tôi cho tôi đi ở cho chăn trâu cho bác tôi,ông nuôi cơm,một năm may cho một bộ quần áo nâu,tháng 6 làm trắng nước cho nhà tôi 6 sào ruộng(chỉ việc đem mạ ra cấy)Tôi rất vui và hào hứng với công việc vì đã đóng góp được phần nào cho gia đình,tôi chăm cho trâu còn hơn chăm cho mình,lúc nào cũng béo mượt và đen bóng.Thế là tôi được hòa mình với các bạn trong làng,với công việc chăn trâu, cắt cỏ.Chiều nào chúng tôi cũng lừa trâu xuống sông tắm cho trâu và cho người.vừa tắm vừa nô nghịch đến hàng tiếng đồng hồ mới thôi.
         Những ngày cho trâu về sớm, nước cạn, tôi và anh chị tôi(con bác) lại quẩy quang thúng ra sông với 2 cái vồ đập đất và 2 cuộn đăng cao khoảng 30 cm.Dọc bờ sông tìm đến một bụi thật rậm,tôi xuống sát mép nước dưới lòng sông khoét một cái lỗ to hơn cái nồi cơm điện hiên nay.Anh tôi cắm 2 hàng đăng theo hình chữ V  từ miệng lỗ chếch lên bụi rậm.Thế là xong.Anh chị tôi lấy vồ đập vào bụi cây,cáy xô ra rào rào chạy theo hai hàng đăng chui tọt vào hố,còn tội chỉ việc vơ bỏ vào thúng là xong.Cứ như thế chỉ vài bụi là được một gánh nặng.Ngày mai chị tôi lại có món đi chợ,tuy thu hoạch chẳng là bao nhưng nhà quê thế là cũng có đồng tiêu vặt.
          Mùa hè vào tháng 5,tháng 6,khi nước thủy triều lên mấp mé bờ sông,tôi lại mang rậm ra đánh có khi thì tôm, cá có khi thì cáy, rạm được gì lấy đó.Có khi đánh đến lúc trăng lên mới về.Tiếng ì ọp đây đó,tiếng gọi nhau vang cả một khúc sông, rất vui vẻ quên cả mệt nhọc Vì có phải chỉ có mình tôi đâu mà có hàng chục người cùng ì ọp như thế.Ai đầy giỏ trước thì về trước,cũng có hôm trở trời được toàn cá tươi .Ngày mai vừa có thức ăn vừa được bán thêm tiền cho mẹ.
       Ngày có rươi cả làng không kể già trẻ lớn bé ra đồng nước trắng băng để hớt rươi.Ai có săm thì dùng săm,ai có vợt thì dùng vợt,ai không có thì dùng rá,sàng,dần ra để hớt.Bọn trẻ chúng tôi vừa hớt vừa nghịch quần áo ướt sũng,lúc ở ruộng này lúc chạy sang ruộng khác,té nhau rồi đầm mình xuống nước,thế mà cũng được hàng cân.(Bây giờ 1kg là 400000đ đến 500000đ)
       Mẹ tôi mò tôm cá dưới sông rất giỏi.Những hôm nước kém(cạn dòng) cả làng ra sông mò tôm cá.Lần nào mẹ cũng cho tôi đi theo,một là cho vui hai là dậy tôi mò.Mỗi lần chẳng được là bao so với mẹ,nhưng lần nào mẹ cũng cho đi theo.Cả khúc sông dài 4km người đi mò chen nhau như một đám biểu tình.Dần dần tôi tự đi một mình và tay nghề nâng lên rõ rệt.Hễ nói ở đâu tháo đầm bắt cá là mẹ con tôi lại đi, có khi đi xa đến mấy cây số
        Mùa nước đẫy,nước chẩy qua cống Ngo ào ào,là chúng tôi lại ra chơi trò nhảy cầu và ngược dòng nước siết.(Cống các cụ xây không biết từ bao giờ để lấy nước vào khu đồng trong)
        Thứ nhất bơi ngược cống nước chảy siết:Khi ngược dòng như vậy được phép bám vào cây,rễ cây để leo.Tuy chỉ có thế nhưng có đứa hàng chục lần mà không lên được.Tôi láo cá hơn trước đó tôi đã xem kỹ rễ nào chăc cành nào khỏe để lúc ngược cứ cành đó rễ đó mà túm.Vì vậy hầu như lần nào tôi cũng vượt được.Còn bọn nó khỏe hơn nhưng túm vào đâu lở đó thế là lại tụt xuống làm lại từ đầu.
       Thứ hai là nhảy cống(cống cao lắm, nước lũ người và trâu bò vẫn đi qua được):Nhảy xuống đầu nguồn trôi qua cống xuống tận cùng leo lên nhảy cú khác,cứ như thế tranh nhau nhảy,có lúc thằng nọ nhảy chồng cả vào thằng kia cười khoái trá.Cứ thế chúng tôi chơi có khi hàng vài tiếng thậm chí có thằng bố mẹ phải đi gọi mới về,(tất nhiên hôm đó sẽ no đòn).Và còn không biết bao kỷ niêm thời thơ ấu với con sông quê,chỉ tiếc rằng bây giờ,kỷ niệm thì còn,mà nhìn sông thì ngám cảnh, sông đâu còn nữa…
      Tuy nhiên cũng có những kỷ niêm đău lòng.Chính bố tôi bị giặc Pháp bắn chết tại khúc sông này vào chiều 3-6 1950(âm lịch),khi ông về công tác bí mật tại xã Hồng Phong,bị bọn chỉ điểm việt gian báo cho giăc,hãm hại.
Một dòng sông nhỏ chạy vòng quanh làng tôi,phủ dầy một lớp phù sa màu mỡ cho cánh đồng làng tôitưới xanh đồng ruộng và cung cấp thực phẩm cho cả làng, một cảnh quan sơn thủy hữu tình với đầy những kỷ niêm vui buồn của tuổi thơ nay chỉ còn lại trong ký ức…

                                 Hưudoandongtrieu 10-6-2012

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

LÂM GIANG TỐNG HẠ CHIÊM


                                 
                                   LÂM GIANG TỐNG HẠ CHIÊM
                                        Bạch Cư Dị(772-846)

  Phiên âm:
                Bi quân lão biệt lệ triêm cân,
               Thất thập vô gia vạn lý thân.
                Sầu kiến chu hành phong hựu khởi,
                Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân.

Dịch thơ:
                               TỚI SÔNG TIỄN HẠ CHIÊM
               Ra sông đưa tiễn bạn già,
               Nhớ thương giọt lệ nhỏ lòa khăn tay.
             Mười năm nay đó mai đây,
               Xa nhau muôn dăm vẫn đầy tình thương.
              Ngắm thuyền lòng dạ vấn vương,
               Gió to,sóng lớn có thương bạn già?
            Trên sông sóng bạc xa xa,
               Tóc hòa với sóng,trắng lòa trên sông
                                                             Huudoandongtrieu11-6-2012

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

NGHĨA TRANG NHÂN DÂN LÀNG TÔI

                                                                    PHÍA TÂY    
                                                                  PHÍA ĐÔNG NAM
                                                                   PHÍA ĐÔNG BẮC
                                                                PHÍA NAM

                                                    PHÍA NAM                 
                          NGHĨA TRANG NHÂN DÂN LÀNG TÔI

    Phía đông –nam làng tôi có một quả đồi đất đỏ không rộng lắm,nằm trên bờ sông Ngo,phong cảnh tuyệt đẹp,môi trường thực sự trong lành cuộc sống yên ả và thanh bình.Ngoài dấu tích của một ngôi nhà cũ(còn một cây nhãn già nua cằn cỗi)Mãi đến 1950-1951 mới có hai gia đình đến ở dịa chân núi(Một phía tây,một phía nam).Không ai quản lý,mạnh ai nấy tự khai hoang để trồng khoai sắn xung quanh chân đồi.Sau này vào hợp tác xã địa phương quản lý,không ai được sử dụng vào mục đích riêng,ngoài việc ký táng và an táng những người qua đời.Ngôi mộ đặt sớm nhất là cụ Vũ Văn Dương cách đây xít xoát một thế kỷ từ đó đến nay nối tiếp có hàng trăm ngôi mộ đặt trên núi.Bây giờ nó là Nghĩa Trang Nhân Dân thôn đoàn xá chúng tôi.Thuở nhỏ chúng tôi thả trâu trên núi và chơi các trò chơi dân gian như:đánh bi,đánh đáo,chơi ô quan,đánh khăng,rồi đến tập trận giả xung quanh núi toát hết mồ hôi nhưng rất vui và say xưa.Chúng tôi nghĩ ra trò:mỗi đứa đắp tường tự làm một ngôi nhà lợp dạ nhỏ để nghỉ lúc trời nóng rát(khoảng 6m2)cũng có vườn cũng trồng cây y như một gia đình nông thôn Việt Nam thời xưa.Phía Đông –Nam chân núi là một con sông ôm gọn ngọn núi trong lòng.Phong cảnh sơn thủy hữu tình.
   Dân làng tôi gọi là núi Ngo,cậu tôi nói trước đây trồng nhiều rau ngấp ngo dưới ruộng ngập nước  phía chân núi nên gọi là núi Ngo.Cậu tôi là người có học,cậu nói theo sách Tả Ao thì núi này có tên là núi Con Nhện,vì nó giống một con nhện nằm,có đầu,(phía tây)có đít (ở phía đông)Phía bên kia sông là núi con Thằn lằn (thường gọi là núi Thủ dương).Con Thằn lằn muốn bắt con nhện nhưng vướng sông không sang được.Thập kỷ 80,địa phương trồng bạch đàn khắp núi ,cây xanh tốt mườn mượt,vừa tạo môi trường xanh sạch đẹp,vừa chống sói mòn.
        Năm 1994-1995 ông chủ tịch xã cho chặt hết bạch đàn bán đất cho công trường làm đường giao thông của huyện.Máy xúc máy ngoạm,máy đào,mấy ủi gầm rít suốt ngày đêm dân làng chỉ biết ngắm nhìn mà đau xót,chẳng những môi trường bị phá phách,cảnh quan vùi dập mà mồ mả gia tiên cũng bị đe dọa.Chẳng mấy lúc “Con nhện” đã bị “cắn” mất đầu và hai bên bụng ,chỗ mềm lấy đi chỗ đá bỏ lại trông bừa bộn, lem nha lem nhem, đúng như là một công trường đang khai thác đá.Hội người cao tuổi làm đơn đề nghị dừng lấy đất  giữ lại cảnh quan và mồ mả gia tiên trên đó,với đầy đủ các chữ ký của các hội viên
Một mặt nhiều người tung tin về tâm linh…làm cho đối phương cũng chờn tay mà đồng ý dừng lại không lấy đát nữa.Nhưng núi đã bị phá tan tành như bãi chiến trường.
        Phần mộ của gia đình cụ Kinh ở phía Nam có cơ nguy sụp đổ.Năm 2005 gia đình ông phải chấp nhận bỏ ra hàng trăm triệu đồng để xây kè chắn không cho núi lở,ảnh hưởng đến phần mộ của gia đình ông.Với bờ trường thành ấy chắc chắn các cụ sẽ được an giấc ngàn thu.Việc làm của gia đình cụ Kinh được nhân rất hoan ngênh vì ông đã sửa sang cho “Con nhện” dần hoàn chỉnh.Cảnh quan nghĩa trang thêm đẹp và bề thế hơn.
         Phần mộ của gia đình ông Oanh,ở phía Nam gần đấy cũng dần có nguy cơ sập.Ông vận động con cháu công đức để xây bờ kè giữ cho đất khỏi xô ảnh hưởng đến phần mộ của gia đình ông.Đầu năm 2012 ông đã cơ bản hoàn thành.
        Thâm trùng nhất vẫn là phía tây và bắc đất bị khoét nhiều,tạo thành vách cao thẳng đứng sâu vào trong.Phía trên là hàng chục ngôi mộ của gia đình ông Tâm có nguy cơ sập đổ.Ông cho mua đá về kè mấy tháng trời dự kiến ban đầu là 200 triêu đồng.Thành xây làm 3 cấp cao sừng sững trông hệt như “Vạn lý trường thành”Nhìn vào nghĩa trang như là một khu du lịch sinh thái cao vòi vọi…
      Việc làm của 3 ông không những giữ cho phần mộ của gia tiên được yên vị mà còn làm thay đổi cảnh quan của nghĩa trang nhân dân thôn tôi.Các ông đã làm một việc đầy ý nghĩa về đời sống và tâm linh,
Mà các cấp lãnh đạo địa phương,chẳng những không làm được mà còn phá hoại từ bao năm nay…

                               Huudoandongtrieu 10-6-2012

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA C.K ĐÔNG TRIỀU


                     NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐỒNG TRIỀU

                                Tống Khắc Hài(Tiếp số ngày 12-7-2003 Báo Quảng Ninh)
                                              Nguyễn Minh Tư chắp bút 6-2012

            B.SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG.
            1,Sư Tuệ đến Bác Mã gặp sư cụ Võ Giac Tuyên,
            Trao đổi với sư cụ, Sư Tuệ dâng cho sư cụ bài thơ:

    Phiên âm:
             Đạo phật từ bi cứu thế gian,
             Bồ đề thụ hạ phóng hào quang.
             Chúng sinh khổ hải trầm luân kiếp,
            Bồ tát hôi tâm tọa Niết Bàn?

     Dịch thơ:
              Đạo phật từ bi cốt cứu người,
              Bồ đề ánh sáng tỏa nơi nơi.
              Chúng sinh chìm đắm trong đău khổ,
             Sao nỡ ngồi yên cõi nieét bàn.

                          Tống Khắc Hài

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU


B/SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG

                         2/Võ GiacTuyên giới thiệu,giới thiệu Sư Tuệ
                           gặp Bá Nít(Mạc Văn Nít,ở Hổ Lao ĐT)
                            Một Bá Hộ có tiếng trong làng.
                           Qua trao đổi Sư Tuệ  tặng Bá Nít bài thơ:

             Phiên âm:

        Nhạo sơn,nhạo thủy chí kinh luân
        Bạt đáo Yên Sơn phỏng vẫn quân,
        Quốc độ trầm luân dân tộc tụy,
         Nam nhi thử xứ hữu tinh thần.

    Dịch thơ:
        Trải qua đây đó khắp non sông,
        Tới núi Yên Sơn xin hỏi ông?
         Đất nước đắm chìm dân tộc khổ,
         Nơi đây ông có động lòng không?
                                                   Tác giả tự dịch

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU


        B/SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG

                    3. Bá Nít giới thiệu Sư Tuệ với Trương Quốc Cẩn,
                        văn hay võ giỏi, một hảo hán mà các tốp tổ phỉ
                         phải sợ ở Yên Lâm,Đông Triều.
                        Sư Tuệ tặng Trương Quốc Cẩn bài thơ(có đoạn):

     Phiên âm:

                              Lãng du sơn thủy dịch trần ai,
           Vị ngộ tri âm xuất việt tài.
           Đáo xứ vân danh tâm kinh ngạc,
            Kinh bang tế thế,vọng tương lai…
     Dịch thơ:
            Non nước trải qua khắp cõi trần,
           Tri âm chưa được gặp tài nhân.
            Tới đây nghe tiếng lòng khâm phục,
            Giup nước cứu dân được góp phần.
                  Tác giả tự dịch

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU


                          B,SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG

                       4.Sư Tuệ về Vạn Chánh-Nhị Chiểu,cụ Bá Cậy
                          viết tặng Sư Tuệ  Bốn câu thơ thử tài
                          nhà thơ Việt Minh

  Phiên âm:
          Tổ đường hữu phúc hạnh phùng quân,
           Mục kiến văn chương thích thiện chân.
           Cảm tạ trượng phu năng chỉ giáo,
           Hỷ tai,khô mộc,hựu phùng xuân.

  Dịch thơ:
           Có phúc nhà tôi mới gặp ông,
           Tai nghe mắt thất chuyện non sông,
            Cảm ơn chỉ bảo lời cao đẹp,
           Vui quá cây khô uống ánh hồng.

Nguyễn Sư Tuệ

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐÔNG TRIỀU


                  B/SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG
                      5.Sư Tuệ họa nguyên vận bài thơ của cụ Bá Cậy

Phiên âm:
          Trương đồ kịch dịch hạnh phùng quân,
          Aí quốc tinh thần thuyết mỹ chân.
          Dục đắc đồng viên đồng cộng sự,
          Mộng trung Nam Việt cảnh hồi xuân

Dịch thơ:
           Từng trải đường đời may gặp ông
           Tinh thần yêu nước rõ sâu nông.
            Muốn được cùng nhau,cùng cộng sự
            Mơ thấy Việt Nam xuân thắm hồng.

                                      Tống Khắc Hài

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CHIẾN KHU ĐÔNG TRIÊUU


                            B,SƯ TUỆ LÀM THƠ VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG
                    6.Sư Tuệ làm thơ gửi “Đại tướng quân”Lương Sâm,
                      tướng Thổ Phỉ. Hoạt động ở khu vực Chí Linh,
                      Đông Triều (Nhờ Bá Nít đưa tận tay Lương Sâm)

Phiên âm:
        Hoa Việt tương tri hội nhất trường,
        Kinh bang tế thế cộng danh hương,
        Đồng tâm sát địch phù Nam Hải,
        Hiệp lực tiêm cừu cứu Bắc phương.
Dịch nghĩa:
        Hai nước Hoa Việt cùng cảnh ngộ,
        Phải ra tay giup nước chung tiếng thơm,
         Đông tâm giết địch giúp nước Nam,
         Hiệp sức đánh thù cứu đất Bắc
                                Tống Khắc Hài
Dịch thơ:
                    Việt -Hoa chung một chặng đường,
                    Giup nhau chiến đấu lẫy lừng tiêng thơm.
                     Đồng tâm ,hiệp lực vì Nam,
                    Cũng là giúp Bắc dẹp an quân thù
                                 huudoandongtrieu dịch

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

KÝ VIỄN


         Phiên âm:            KÝ VIỄN(Lý Bạch)

           Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường,
           Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng.
           Sàng trung tú bịquyển bất tẩm,
           Chí kim tam tải văn dư hương.
            Hương diệc cánh bất
           Nhân diệc cánh bất lai.
           Tương tư hoàng diệp lạc,
           Bách lộ thấp thanh đài.


   Dịch thơ:             GỬI NGƯỜI ĐI XA(Lý Bạch)
    Người đẹp ở,hoa đầy nhà,
           Người đi giường bỏ thẫn thờ sớm trưa.
     Nệm nằm chiếu vắng phòng thưa,
           Ba năm vẫn nhớ hương xưa chốn này.
      Hương thơm vẫn ngát đêm ngày,
           Người đâu đi mãi đến nay chưa vê.
     Nhớ nhung lá rụng bơ phờ,
            Hơi sương dày đặc,rêu lờ mờ xanh.
        Huudoandongtrieu 22-4-2012

THU TỊCH LỮ HOÀI


 Phiên âm        THU TỊCH LỮ HOÀI(Lý Bạch)
        Lương phong độ thu hải,
        Xuy ngã hương tư phi,
        Liên sơn khứ vô tuế,
        Lưu thủy hà thời quy.
        Mục cực phù vân săc,
        Tân đoạn minh nguyệt huy.
        Phương thảo yết nhu diễm,
        Bạch lộ thôi hàn y.
        Mộng trường ngân Hán lạc,
        Giac bãi thiên tinh hy.
         Hàm bi tưởng cựu quốc,
         Khấp hạ thùy năng huy.

Dịch thơ:               ĐÊM THU NHỚ NHÀ
        Gió thu biển lạnh tràn qua,
        Trạnh lòng thương nhớ quê nhà dõi trông.
       Núi non xa tít ngàn trùng,
        Nước sông chảy mãi theo dòng đi xa.
      Mây che khuất nẻo quê nhà,
        Trăng thu ảm đạm khiến ta u sầu.
      Cỏ thơm nay đã nhạt màu,
        Sương buông thúc giục mặc mau áo vào.
       Ngân Hà mờ giấc chiêm bao,
        Tỉnh ra thấp thoáng chòm sao giữa trời.
       Nước non luống những ngậm ngùi,
        Lệ khô đáy mắt,ai người hiểu cho !
                               Hddongtrieu 24-4-2012